Định nghĩa Đối_lưu

Một sơ đồ biểu thị đối lưu nhiệt của lò lửa.

Đối lưu là lưu động của các bộ phận bên trong tướng lỏng hoặc tướng khí. Đối lưu mà do chênh lệch nồng độ hoặc chênh lệch nhiệt độ đưa đến biến hoá mật độ nên sản sinh gọi là đối lưu tự nhiên; đối lưu mà bởi vì sự thúc đẩy của ngoại lực (giống như quấy trộn) cho nên sản sinh gọi là đối lưu cưỡng bách. Đối với điện giải dịch mà nói, chất hoà lẫn sẽ di động thuận theo tướng lỏng, là một thứ loại hình của quá trình chuyển giao vật chất trong hoá học điện.

Chất lưu (chất khí hoặc chất lỏng) thực hiện quá trình chuyển giao nhiệt lượng thông qua tính lưu động vĩ mô của tự thân các bộ phận. Do độ dẫn nhiệt của chất lưu rất nhỏ, thông qua truyền dẫn nhiệt nhiệt lượng chuyển giao rất nhỏ nên đối lưu là phương thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lưu. Đối lưu được chia ra làm hai loại đối lưu tự nhiên và đối lưu cưỡng bách. Građien nhiệt độ của bên trong chất lưu sẽ đưa đến građien mật độ biến hoá, nếu chất lưu mật độ thấp ở phần dưới, chất lưu mật độ cao ở phần trên, thì dưới tác dụng trọng lực sẽ hình thành đối lưu tự nhiên. Đối lưu cưỡng bách là đối lưu bởi vì sự thúc đẩy của ngoại lực mà sản sinh. Vận tốc lưu động của chất lỏng hoặc chất khí càng thêm lớn, có thể truyền nhiệt đối lưu càng thêm mau. Sưởi ấm bên trong gian phòng vào mùa đông chính là đối lưu tự nhiên cậy nhờ vào không khí bên trong gian phòng để truyền nhiệt, trong khí quyểnbiển - đại dương cũng tồn tại đối lưu tự nhiên. Dựa vào tác dụng đến từ bên ngoài khiến cho chất lưu lưu động tuần hoàn, từ đó truyền nhiệt chính là đối lưu cưỡng bách.[2]